Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Brest, 23h15 ngày 23/2: Bệ phóng sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Le Havre vs Toulouse, 23h15 ngày 23/2: Sân nhà mất thiêng -
Những món đồ nội thất một thời gây bão dần bị thất sủngMáy chiếu với nhiều công năng được nhiều người trẻ ưa chuộng hơn ti vi. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người ít có thói quen dùng tivi do điện thoại di động nở rộ. Họ sẽ xem tin tức, phim, nghe nhạc trên thiết bị di động.
Cho nên, không ít người, nhất là giới trẻ không còn chuộng tivi quá nhiều. Thay vào đó, họ mua một máy chiếu với nhiều công năng. Máy chiếu với màn hình rộng rất thuận tiên khi xem phim tại nhà, hoặc biến phòng khách thành một rạp chiếu phim nhỏ.
Bàn cà phê phòng khách
Trước đây, khi trang trí nhà cửa, các gia chủ thường chú trọng đến bàn đặt ở phòng khách cùng ghế sofa hoặc ghế gỗ. Nhiều gia đình thích chọn kiểu bàn rộng để có thể bày biện được nhiều đồ.
Xu thế hiện nay các gia đình trẻ thích lựa chon kiểu bàn cà phê nhỏ, gọn. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều gia đình trẻ thay đổi xu hướng này. Họ cảm thấy bàn cà phê lớn chiếm quá nhiều diện tích, cản trở đi lại, chưa kể còn mất thời gian lau chùi.
Xu thế hiện nay là các gia đình trẻ thích lựa chon kiểu bàn cà phê nhỏ, gọn. Thậm chí, nhiều gia đình không mua loại bàn này mà chỉ kê thảm cạnh sofa để khách có thể ngồi khi đến chơi. Với những gia đình ít có khách đến, họ càng tối giản nhiều đồ dùng phòng khách để tiết kiệm chi phí và tránh chật chội.
Giàn phơi quần áo
Trước đây, mỗi gia đình dù ở chung cư hay nhà riêng đều có một giàn hoặc dây phơi quần áo. Khi giặt xong, tất cả quần áo, khăn tắm được treo thành dãy dài rất tốn diện tích và mất thời gian. Chưa kể những gia đình ở nhà cao tầng có thể phải đưa cả chậu đồ từ dưới lên trên rất nặng nề, vất vả.
Máy sấy quần áo dần phổ biến hơn. Ngoài ra, không ít trường hợp vì phơi quá nhiều quần áo dẫn đến đứt dây phải mất công giặt lại.
Hiện nay, xu hướng là các gia đình thích mua máy sấy quần áo. Thiết bị gia dụng này giúp gia chủ làm khô quần áo sau khi giặt, nên không mất thời gian để phơi.
Quần áo sau khi sấy không chỉ mềm mại mà còn thơm tho. Chắc chắn khi cầm quần áo ra khỏi máy bạn sẽ cảm thấy vui. Thiết bị này càng phát huy tác dụng vào những ngày trời mưa phùn, ẩm ướt.
Tủ khử trùng
Trước đây, khi các thiết bị gia đình chưa được tích hợp nhiều tính năng, tủ khử trùng là giải pháp cho bà nội trợ sau khi rửa bát xong. Loại tủ này cực kỳ hữu ích vào mùa mưa ẩm, nồm.
Máy rửa bát tích hợp nhiều chức năng được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, hiện nay, tủ khử trùng không quá cần thiết với nhiều gia đình. Bởi, các máy rửa bát đã có thể tích hợp chức năng sấy sau khi rửa. Khi mở máy rửa bát, bà nội trợ đã có những chiếc bát, đĩa sạch và khô ráo không còn phải thêm công đoạn cho vào tủ khử trùng.
Nhiều gia đình mua tủ khử trùng nhưng rất ít sử dụng trong khi máy rửa bát được dùng gần như hằng ngày để tiết kiệm thời gian và công sức rửa bằng tay.
Khi máy rửa bát hoạt động, nhiệt độ nước lên đến 70-80 độ C đủ để khử khuẩn thông thường.
Theo Home
5 món đồ trong phòng tắm khiến chủ nhà ngao ngán ‘ném tiền qua cửa sổ’Nhà tắm dù chỉ là phần phụ của căn nhà nhưng cũng có nhiều vấn đề cần lưu tâm khi lắp đặt thiết bị hay đồ trang trí để tránh lâm vào cảnh lau chùi, bất tiện và phí tiền."> -
Trong chương trìnhPhía sau màn nhung, những tâm sự của NSND Lê Khanh cho khán giả thấy được những góc khác đằng sau sự nổi tiếng của chị. Khán giả cũng thấy ngoài những vai chính kịch, chị cũng diễn hài đầy duyên dáng. NSND Lê Khanh: 'Thất bại của tôi chỉ có tôi và người thân mới biết'NSND Lê Khanhchia sẻ, 7 tuổi chị đã không để tâm với học văn hoá, lúc nào đầu óc cũng như "trên mây trên gió" nghĩ về các vai diễn. Khi đoàn của bố và mẹ NSND Lê Khanh (nghệ sĩ Lê Mai và Trần Tiến - PV) có buổi biểu diễn, nhất là vở diễn nào có cảnh các em bé, kiểu như vẫy cờ chào mừng thì chị sẽ được tham gia.
Những lần như thế, NSND đều ăn cơm rất nhanh, giữ sức khoẻ thật tốt và phải thật là ngoan mới được diễn. NSND Lê Khanh bảo chị không được ốm vì nếu ốm sẽ có người khác thay. Bé như thế nhưng NSND Lê Khanh đã có tình yêu với diễn xuất. "Mê mẩn, trên cả yêu, lạ lùng và ám ảnh", NSND Lê Khanh chia sẻ.
NSND Lê Khanh trong chương trình 'Phía sau màn nhung'. Có bệ đỡ là cả bố và mẹ đều làm nghệ thuật, lại làm trong Nhà hát kịch Trung ương (Nhà hát Kịch Việt Nam) và Nhà hát Kịch Hà Nội nên dường như thành công tới với NSND Lê Khanh là tất yếu. Nhưng nữ nghệ sĩ bảo "oan lắm, thất bại thường xuyên, thất bại hàng ngày".
"Hàng ngày tôi phải vượt qua toàn những đỉnh rất khắc nghiệt. Hiếm người nào biết được sự khắc nghiệt, trắc trở, gập ghềnh và gian khó thực sự. Mọi người cứ tưởng mọi thứ tới với tôi dễ dàng. Chỉ có tôi và người thân mới biết nó thực sự như thế nào. Thật ra cuộc sống của những người nghệ sĩ nó cực ở chỗ, chúng tôi không có đỉnh cao. Thành công của ngày hôm nay thì ngày mai lại mất rồi, lại vào một cái gì đó mới, sểnh tay một tí, mệt mỏi một tí, lười một tí, thất bại luôn", NSND Lê Khanh chia sẻ.
NSND Lê Khanh kể, có vai diễn mà đã khiến chị từ kỳ vọng trở nên thất vọng. Đó là năm 1986, khi Nhà hát Tuổi trẻ có dự án hợp tác giao lưu văn hoá với Pháp. Lê Khanh được phân vào vai Janda trong vở Chim sơn ca. Khi đọc kịch bản chị vô cùng ngưỡng mộ bởi tại sao trên thế giới này lại có người con gái anh hùng đến như thế.
"Tất cả đam mê của tôi dồn vào vai đó nhưng tới ngày đạo diễn người Pháp sang để nghiệm thu vở diễn thì ông ấy lặng người đi vì không phải Janda mà ông ấy mong muốn. Trên cả sốc, tôi còn không nghe được chính mình nói gì. Mọi người có thể hình dung mọi cố gắng của tôi dồn vào vai đó, mà giờ như gáo nước lạnh đổ vào người. Tôi lúc đó mặt đỏ bừng, run nữa. Sau tôi tự nhủ dù gì mình ở Việt Nam, còn ông ấy tận Pháp, có ai biết mình là ai đâu, tại sao mình lại kiêu căng, mình ngộ nhận về mình như thế được.
Tôi ngồi lặng lẽ cuối rạp, nơi tối nhất để không ai nhìn thấy mình hàng ngày theo dõi mọi người tập. Chắc ông đạo diễn thương, thấy con bé này cũng ngoan nên bảo tôi có muốn diễn một đoạn ngẫu hứng này không? Bình thường tôi nhát nhưng lúc đó không hiểu sao táo tợn gật đầu luôn. Có hai phút và tôi cứ thế băng băng diễn như thể đã nhuần nhuyễn cả 100 đêm rồi", NSND Lê Khanh chia sẻ.
Sau đó, vở diễn đã gây tiếng vang như làm một hiện tượng của sân khấu. Đây cũng là vai diễn bản lề trong sự nghiệp của NSND Lê Khanh. Nếu không hoá thân vào Janda, NSND Lê Khanh bảo chị không có biên độ nhân vật nhiều tính cách như bây giờ. "Nó là một bước chuyển và trong đào tạo, tôi cũng nói khá nhiều với sinh viên khi giảng dạy bởi phải vượt qua chính mình, kiên trì và nhẫn nại".
NSND Lê Khanh duyên dáng khi đóng hài kịch. Suốt chặng đường nghệ thuật đầy vinh quang và gặt hái được nhiều huy chương, NSND bảo, huy chương mà chị coi trọng, hồi hộp nhất, căng thẳng nhất là huy chương tình cảm để lại trong lòng khán giả. "Chỉ khán giả mới biết được vai này thực sự thành công hay thất bại. Có nhiều vai có huy chương nhưng không thành công lắm", NSND Lê Khanh nói.
Chị kể về khó khăn khi vào vai Đan Thiềm trong vở Vũ Như Tôcủa cố tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Vũ Như Tô là kiến trúc sư của Thành Thăng Long xuất hiện, bị cùm đưa vào tù chỉ vì lý do kiêu ngạo. Nhưng chỉ có Đan Thiềm - một cung nữ bị bỏ quên mới biết được Vũ Như Tô có tài như thế nào để giúp đất nước.
"Tác phẩm văn học đó đã gây tiếng vang lớn, tôi được phân vào vai đó - nhân vật có ảnh hưởng lớn trong văn đàn. Thêm nữa, bao nhiêu năm vở Vũ Như Tôkhông được lên sân khấu bởi vì không tìm được vai Đan Thiềm. Nhưng khi đọc kịch bản lời thoại có vài lời, tôi thực sự không biết diễn thế nào. Tôi tìm tới đạo diễn - NSND Nguyễn Đình Nghi tâm sự nhưng ông cũng bảo "con cứ nghĩ đi, con làm được". Đến NSND Phạm Thị Thành cũng nói tôi như thế.
Mọi thứ như treo trên đầu tôi. Tôi nhủ, bây giờ mình phải diễn một nhân vật tư tưởng. Nhưng trên sân khấu không ai chấp nhận một nhân vật tư tưởng. Tôi phải nói ra đó là lời nói của Đan Thiềm bằng xương bằng thịt, phải có sự xúc động về tâm linh. Tôi phải truy tìm xuất thân của nhân vật, dựng lên một lý lịch căn cơ,... Nói chung người nghệ sĩ muốn hoá thân vào nhân vật phải kỳ công như thế", NSND Lê Khanh nói.
Ngân An
Không gian sống tinh tế ở Tây Hồ của NSND Lê Khanh
Sau khi nghỉ Nhà hát Tuổi trẻ về hưu, NSND Lê Khanh không còn ở phố cổ chật hẹp mà chị chuyển về An Dương Vương (Tây Hồ, Hà Nội) để sinh sống.
"> -
Mua xe thanh lý giá bèo, tưởng được món hơi hoá ra ôm cục nợChiếc Toyota Land Cruiser đời 2001 biển xanh thanh lý giá "bèo" Hay mới đây nhất vào giữa tháng 4, Vụ Tổ chức - Hành chính (Tổng cục Đường bộ, Bộ GTVT) thông báo bán 2 chiếc xe cũng thuộc “hàng chất chơi” nhưng giá “mềm”, đó là Nissan Patrol giá khởi điểm 100 triệu đồng và Honda Accord giá 50 triệu đồng.
Thông thường theo quy định, ô tô công sẽ được bán thanh lý với điều kiện đã sử dụng trên 15 năm, hoặc đi được 250.000km (khu vực miền núi là 200.000km), hoặc hư hỏng không thể khắc phục.
Thế nhưng có những chiếc nhìn bề ngoài vẫn còn “nuột nà” không khác gì xe trong dân mà giá lại rẻ bằng 1/3. Đó là trường hợp của chiếc Mitsubishi Lancer đời 2005 của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Hòa Bình, đang được đấu giá trong tháng 5 với giá từ 55 triệu đồng.
Như vậy, với số tiền chỉ từ vài chục đến 100 triệu đồng, người mua theo lý thuyết đã lời nguyên chiếc xe nếu so với giá thị trường. Theo quy định Bộ Tài chính, phí trước bạ đối với ô tô mua mới dưới 10 chỗ là 12% giá trị xe; riêng xe ô tô cũ thuế trước bạ là 2% giá trị xe đã khấu hao. Dựa vào Thông tư 301/2016/TT-BTC, giá trị của xe trên 10 năm tuổi xuống chỉ còn 20%, nên so với mua xe mới, người mua xe công thanh lý sẽ tiết kiệm khoản lớn.
Nhưng liệu xe công thanh lý có thực sự là món hời?
Người ham ôm cục nợ, thợ thuyền còn tránh xa
Năm 2019, anh Nguyễn Quang Tú (Láng, Hà Nội) rước về nhà chiếc Kia Pride đời 1995 vẫn còn biển xanh. Đây là chiếc xe anh mua lại của một người bạn, giá chỉ 35 triệu đồng. Vì qua tay quá nhiều chủ nên đến mình, anh Tú chỉ biết nó từng phục vụ trong một viện khoa học nhờ tấm “cà vẹt”.
Hí hửng có chiếc xe nổi tiếng bền bỉ để đi lại tránh mưa gió, nhưng so với những chiếc Kia Pride trong hội “biển trắng” mà anh Tú tham gia trên mạng, nó “vặt” khá nhiều tiền mà chưa đâu vào đâu. Lúc lấy về, anh Tú đã phải đi vá lại khung gầm bị mọt và hoen rỉ, rồi lần lượt thay sửa từ hộp số, trục láp, máy phát, két nước,...hết loanh quanh nhẩm đếm đã tròm trèm 40 triệu đồng. Đã vậy xe còn tốn xăng và liên tục đòi...nằm đường!.
Giống anh Tú, anh Lương Xuân Trường (Gia Lâm, Hà Nội) kiếm được “hàng hiếm” là chiếc Lada Niva của Liên Xô cũ, sản xuất năm 1986, biển xanh ngoại tỉnh nên giá rất “bèo”, chỉ 20 triệu đồng. Anh Trường vung tay “độ” ngoại hình cho chiếc SUV cũ này rất hầm hố với số tiền ném vào cũng lên tới 30 triệu đồng. Thế nhưng chiếc xe từ lúc hoàn thiện ngoại thất vẫn vứt xó...cả năm, chỉ vì phần điện và động cơ, mãi không tìm được “thầy” khắc phục. Giờ anh Trường nhẩm tính không biết bán đồng nát có được cái giá như lúc mua về hay không?
Thực tế, những người am hiểu về ô tô cũ như dân buôn hay giới chơi xe lâu năm, không mấy ai mặn mà với xe công thanh lý.
Anh Phạm Mạnh Hùng (Ba Đình, Hà Nội), người có kinh nghiệm gần 30 năm chơi xe địa hình cho biết rất yêu thích dòng Toyota Land Cruiser nhưng nếu có nghe ngóng thấy nơi này, nơi kia bán thanh lý xe biển xanh anh cũng không ham tìm hiểu.
“Xe do cá nhân sử dụng thường được bảo hành bảo dưỡng đầy đủ, thay thế linh kiện định kỳ, biết giữ xe, thì kể cả có 15, 20 tuổi nó vẫn có giá trị. Nhưng với xe công lại là câu chuyện khác. Nó không thể được chăm sóc, yêu quý như xe cá nhân. Câu chuyện cha chung không ai khóc, để đến mức hỏng không sửa được mới thanh lý thì mình tốn một đống tiền đi khắc phục cũng chưa chắc ngon ăn”, anh Hùng nêu quan điểm.
Chiếc Mitsubishi Lancer đời 2005 của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Hòa Bình có vẻ ngoài khá lành lặn, được thanh lý với giá từ 55 triệu đồng. Ảnh: Sở tài chính tỉnh Hòa Bình. Nói về chất lượng xe công nhiều tuổi, anh Huỳnh Trọng Nhân, chủ xưởng sửa chữa ô tô Trọng Nhân (quận Hai Bà Trưng Hà Nội) thừa nhận một thực tế là rất ít chiếc nào...còn “zin” sau từng ấy năm phục vụ. Anh Nhân nói: “Tôi từng sửa nhiều xe mà hệ thống điện đã bị thay đổi theo kiểu chế cháo chạy tạm, đồ phụ tùng cũng không phải loại tốt. Mà nhiều xe phát hiện mới có dấu hiệu sắp hư hỏng một bộ phận nào đó nhưng lái xe bảo cứ từ từ, chạy tiếp vì chưa được duyệt thay thế. Lâu dần đến lúc hỏng nặng có khi họ cũng...kệ, vì có thể nhờ thế mà họ sẽ được đổi xe mới, lái nhàn hơn”.
Một dân buôn xe lâu năm tại đường Phạm Hùng (Hà Nội) cho hay, trong danh mục buôn bán của mình không bao giờ có tên “xe biển xanh”. Người này nói, buôn loại xe này chẳng lời lãi được bằng xe dân bán, vì phải mất công đi lại làm giấy tờ thủ tục vô cùng vất vả, hơn nữa xe ngon đã chẳng đến tay, mà mua hàng “đồng nát” về chẳng khác nào ôm “cục nợ”.
Với sản lượng thị trường ô tô Việt Nam hiện nay đã tiêu thụ lên tới 300 ngàn – 400 ngàn xe/ năm thì nguồn cung xe cũ cũng tạo nên sự khác biệt so với cách đây 10, 20 năm. Người dân và dân buôn xe khi có thêm nguồn lựa chọn xe khá dồi dào, đã tạo thêm áp lực cho những chiếc xe biển xanh không còn được săn đón như trước. Vì vậy không quá bất ngờ khi có những chiếc xe đã qua 3, 4 đợt thông báo thanh lý mà cơ quan chủ quản vẫn chưa “rũ bỏ” được, dù giá rẻ bèo.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vỡ mộng với ô tô công thanh lý giá bèoChiếc Toyota Land Cruiser đời 2001 được thông báo thanh lý bán đấu giá với số tiền chỉ từ 73,4 triệu đồng, nhưng nhiều người tìm mua đã phải bỏ cuộc khi nhìn thấy hình ảnh thực tế.">